1. Cân gan bàn chân là gì?
Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn đến xương gót giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Từ đó, nó giúp việc đi lại dễ dàng hơn, bảo vệ các khớp,… Cân gan chân khi bị tổn thương sẽ gây đau nhức gót chân.
Cấu trúc cân gan bàn chân
Cân gan chân chia ra làm 3 phần riêng biệt: Phần trong, phần trung tâm và phần ngoài. Phần trung tâm dày và rộng nhất, nằm giữa hai phần kia mỏng hơn và không lồi bằng.
Cân gan chân và gân gót có các chỗ bám khác nhau trên xương gót. Do đó, hai cấu trúc giải phẫu này không có tác động trực tiếp đến nhau. Tuy vậy, khi gấp các ngón về phía mu chân thì cũng sẽ gián tiếp làm cho gân gót căng duỗi, mối liên quan này sẽ được sử dụng vào quá trình điều trị vật lý viêm cân gan chân.
2. Khái niệm về bệnh viêm cân gan bàn chân
Bệnh viêm cân gan bàn chân gây đau nhói một vùng ở mặt dưới xương gót nơi cân gan chân bám vào xương gót, dẫn đến tình trạng người bệnh khó đi lại bằng chân trần trên nền cứng. Người bệnh thường đau nhiều về sáng và giảm nhẹ trong ngày, do bàn chân suốt đêm ở tư thế gấp về phía gan chân làm cho cân gan chân ngắn lại. Vào buổi sáng, khi bước những bước đi đầu tiên, cân căng duỗi ra gây đau. Khi cân bắt đầu bớt căng thì mức độ đau sẽ giảm dần, nhưng cơn đau có thể trở lại sau khi vận động đi lại nhiều.
Viêm cân gan bàn chân gây khó khăn khi vận động
Viêm cân gan chân xảy ra trong thời gian dài và chấn thương lặp đi lặp lại tại nơi cân bám vào xương gót gây ra gai xương gót. Đó là phần xương nhọn thường mọc ra từ phía dưới xương gót. Trong tổng số người viêm cân gan chân thì có khoảng 70% bị gai xương gót. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ trở thành mãn tính, kéo dài dai dẳng nhiều tháng năm gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.
3. Phòng ngừa bệnh Viêm cân gan chân
Thay đổi thói quen sinh hoạt và cách sống giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và phòng ngừa diễn tiến kéo dài của bệnh, bao gồm các biện pháp sau:
- Để chân nghỉ ngơi nhiều hơn
- Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng quá lâu
- Hạn chế các tư thế bất lợi như ngồi chồm hổm
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.
- Sử dụng các loại giày dép đế phẳng, mềm. Không nên mang giày cao gót thường xuyên.
- Tập luyện các bài tập rèn luyện tính dẻo dai của cả cơ thể, bao gồm cân gan chân, không nên chơi thể thao quá sức của bản thân.
4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm cân gan chân
Chẩn đoán viêm cân gan chân chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau phần gót chân, đau nhiều khi ngủ dậy trên các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh. Nếu còn nghi ngờ, các phương tiện chẩn đoán khác sẽ được chỉ định để phân biệt các nguyên nhân gây đau gót chân khác hoặc các tình trạng bệnh lý kèm theo như:
- X quang bàn chân
- Chụp cộng hưởng từ bàn chân.
5. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm cân gan chân
Điều trị viêm cân gan chân chủ yếu là hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh và điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng đau. Việc điều trị đến lúc có hiệu quả cần có nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên nhẫn và nắm các nguyên tắc chung như sau:
- Cho đôi chân nghỉ ngơi, không đứng quá lâu hay vận động quá nhiều, cần xen kẽ các khoảng nghỉ, thay đổi tư thế.
- Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ vừa giúp thư giãn cân gan chân vừa giúp có được một giấc ngủ ngon.
- Xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân trước khi xuống giường, làm giãn cân gan chân, giảm cảm giác đau khi đặt chân xuống nền.
- Tập kéo giãn cân gan chân là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh. Thực hiện các bài tập kéo giãn thường xuyên cho đến khi bệnh thuyên giảm dần.
6. Ngoài ra cần:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách mang giày dép đế mềm, không đi chân đất trên nền cứng, mang giày dép vừa chân, đế giày dép chỉ nên cao khoảng từ 2-3cm.
Có thể sử dụng thêm các miếng lót giày đế mềm tránh kích thích vùng gan bàn chân.
- Chườm đá ở gót chân khoảng 20 phút để giảm đau
- Sử dụng thanh nẹp ban đêm: giúp gân gót chân không bị kéo căng trong thời gian ngủ, tránh được các cơn gâu vào sáng hôm sau.
- Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, và các thuốc chống viêm như corticoid theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau.
Tiêm corticoid trực tiếp vào gân bàn chân cũng là một biện pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng.
- Châm cứu, kích thích dây thần kinh qua da, bó bột chân và cổ chân cũng là các biện pháp giúp giảm đau nếu cơn đau kéo dài.
- Phẫu thuật giúp cân gan chân không còn bị kéo căng là biện pháp điều trị được lựa chọn cuối cùng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài và không thuyên giảm trên 6 tháng.
Phẫu thuật thường được thực hiện cắt một bên cân gan chân, và loại bỏ gai xương gót nếu có. Đây là phẫu thuật đơn giản nên ít biến chứng, có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.
7. Siêu âm trị liệu vùng cân mạc lòng bàn chân
Hiện tại các cơ sở y tế ứng dựng phương pháp mới là siêu âm trị liệu để điều trị viêm cân mạc lòng bàn chân
Sóng siêu âm có tác dụng trị viêm, giảm đau và làm thư giãn cơ vùng cân mạc lòng bàn chân. Sau một liệu trình điều trị với siêu âm người bệnh đi lại nhẹ nhàng và giảm đau hơn nhiều. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả và không gây tác dụng phụ.
Máy siêu âm trị liệu cầm tay có thể dụng tại gia đình giúp khắc phục tình trạng đau, viêm và tăng khả năng đi laijcho người bệnh. Đặc biệt là đối với những cơn đau cấp tính và mãn tính, sóng có tác dụng điều trị lâu dài, hiệu quả và không gây tác dụng phụ nào.
Tính năng sản phẩm:
Thiết bị siêu âm trị liệu tạo ra nhiệt sâu trong các mô của vùng bị ảnh hưởng
Thiết bị phải được sử dụng với gel siêu âm để dẫn năng lượng siêu âm đến da. Máy có thể cài đặt 3 mức phát sóng với ba cài đặt hẹn giờ: 5, 10 hoặc 15 phút
Máy siêu âm trị liệu mini được thiết kế nhỏ gọn nhưng mang trong mình khả năng phát sóng siêu âm vô cùng mạnh mẽ.
Có thể xách tay phù hợp cho công việc cần di chuyển nhiều như các nhà vật lý trị liệu tập bệnh tại nhà, điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm đa tần tại nhà hoặc cho bệnh nhân dùng điều trị tại nhà để điều trị các bệnh lý đau nhức mỏi tay chân xơ xương khớp.
8. Một số bài tập giúp kéo giãn cân gan chân, hỗ trợ điều trị bệnh viêm cân gan bàn chân:
Bài tập số 1:
Nghiêng người về phía trước, chống hai tay vào tường bằng hai bàn tay, đầu gối bên phía chân đau duỗi thẳng hoàn toàn và bàn chân đặt trên mặt đất, đầu gối chân đối diện ở tư thế gấp. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây, sau đó thư giãn và đứng thẳng người lên. Thực hiện 20 lần cho mỗi bên.
Bài tập số 2:
Nghiêng người về phía trước, hai tay nắm vào một thanh ngang, giữ người ở tư thế một chân đặt trước một chân đặt sau. Bệnh nhân ngồi xổm xuống, lưng thẳng và giữ cho gót chân chạm đất càng lâu càng tốt. Giữ động tác này trong 10 giây, thư giãn và đứng thẳng người lên, thực hiện 20 lần.
Bài tập số 3
Người bệnh ở tư thế ngồi, gác chân đau lên chân lành. Dùng tay ôm ngang qua các ngón chân của bàn chân đau và kéo về phía cẳng chân như đang thực hiện tư thế gấp bàn chân, cho đến khi cảm thấy căng ở lòng bàn chân. Bài tập này giúp kéo giãn từ từ cân gan bàn chân. Thực hiện lặp lại động tác 20 lần.
Thực hiện các bài tập trong khoảng 3 lần/ ngày và kéo dài trong 8 tuần.
Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!