Viêm cân gan chân chữa như thế nào?

Viêm cân gan chân hay viêm cân mạc lòng bàn chân là một chứng bệnh rất phổ biến. Bệnh thường thấy ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ. Những người phải đi bộ nhiều, đứng lâu hoặc có thói quen đi chân đất, đi dép đế quá cứng, mang giày và miếng lót giày không thích hợp, người béo phì, tập thể dục quá mức, các vận động viên,… Một số trường hợp, nguyên nhân là do dị tật vòm gan chân quá cao, co rút cơ cẳng chân,…

Cân gan bàn chân là gì?

Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn đến xương gót giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Từ đó, nó giúp việc đi lại dễ dàng hơn, bảo vệ các khớp,… Cân gan chân khi bị tổn thương sẽ gây đau nhức gót chân.

Cân gan chân chia ra làm 3 phần riêng biệt: Phần trong, phần trung tâm và phần ngoài. Phần trung tâm dày và rộng nhất, nằm giữa hai phần kia mỏng hơn và không lồi bằng.

Cân gan chân và gân gót có các chỗ bám khác nhau trên xương gót. Do đó, hai cấu trúc giải phẫu này không có tác động trực tiếp đến nhau. Tuy vậy, khi gấp các ngón về phía mu chân thì cũng sẽ gián tiếp làm cho gân gót căng duỗi. Mối liên quan này sẽ được sử dụng vào quá trình điều trị vật lý viêm cân gan chân.

Khái niệm về bệnh viêm cân gan chân

viêm cân gan chân

Bệnh viêm cân gan chân gây đau nhói một vùng ở mặt dưới xương gót nơi cân gan chân bám vào xương gót. Dẫn đến tình trạng người bệnh khó đi lại bằng chân trần trên nền cứng. Người bệnh thường đau nhiều về sáng và giảm nhẹ trong ngày. Do bàn chân suốt đêm ở tư thế gấp về phía gan chân làm cho cân gan chân ngắn lại. Vào buổi sáng, khi bước những bước đi đầu tiên, cân căng duỗi ra gây đau. Khi cân bắt đầu bớt căng thì mức độ đau sẽ giảm dần, nhưng cơn đau có thể trở lại sau khi vận động đi lại nhiều.

Viêm cân gan chân xảy ra trong thời gian dài và chấn thương lặp đi lặp lại tại nơi cân bám vào xương gót gây ra gai xương gót. Đó là phần xương nhọn thường mọc ra từ phía dưới xương gót. Trong tổng số người viêm cân gan chân thì có khoảng 70% bị gai xương gót. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ trở thành mãn tính. Kéo dài dai dẳng nhiều tháng năm gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân bệnh Viêm cân gan chân

Nguyên nhân gây viêm cân gan chân bao gồm những tác nhân tác động làm chấn thương lên cơ gan bàn chân. Những tổn thương này làm kéo căng gân cơ bàn chân, mất tính đàn hồi, giảm khả năng chịu lực của gân cơ gan bàn chân. Áp lực của cơ thể do đi lại nhiều, đứng lâu hoặc sử dụng giày dép đế quá cứng trong thời gian kéo dài cũng là nguyên nhân gây viêm cân gan chân.

MUA MÁY ĐIỆN XUNG, SIÊU ÂM CẦM TAY ==>> LIÊN HỆ: 090.282.3651

Địa chỉ: số 1, đường sô 5, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, HCM

Địa chỉ trang: https://congngheykhoa.com/

Facebook: https://www.facebook.com/duyen.truong.5070/

Triệu chứng bệnh Viêm cân gan chân

Triệu chứng viêm cân gan chân không quá phong phú, chủ yếu biểu hiện các dấu hiệu tại chỗ bao gồm:

  • Đau: bệnh nhân thường đau nhiều ở phần gót chân, có thể đau buốt hay đau âm ỉ. Triệu chứng đau hay xuất hiện vào lúc sáng sớm do bàn chân giữ ở tư thế gấp về phía gan bàn chân trong suốt một đêm làm cân gan chân co ngắn lại. Sau khi ngủ dậy, người bệnh đặt bước chân đầu tiên xuống nền đất làm cân gan chân kéo căng ra nên gây đau nhiều. Ở các bước đi tiếp theo, người bệnh sẽ thấy đỡ đau dần dần đến khi không còn cảm thấy đau nữa. Tuy nhiên đau có thể xuất hiện lại trong ngày khi đi lại nhiều, khi đứng quá lâu. Đau có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, về lâu có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, đau trải dài gần hết lòng bàn chân.
  • Sưng, bầm tím gan bàn chân.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm cân gan chân bao gồm:

viêm cân gan chân

  • Giới tính: nam giới hay gặp hơn, đặc biệt nam giới trong nhóm tuổi trung niên từ 40 – 60 tuổi
  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực của trọng lượng cơ thể mà gan bàn chân phải chịu đựng
  • Yếu tố nghề nghiệp: những nghề phải đứng lâu như giáo viên, vận động đi lại nhiều như vận động viên, người lao động tay chân vất vả, công nhân nhà máy, hay những nghề đặc thù thường xuyên tác động lực lên bàn chân như diễn viên múa bale, nhảy aerobic cũng là những đối tượng dễ bị viêm cân gan chân.
  • Thường xuyên mang giày cao gót, mang giày dép đế cứng trong thời gian dài
  • Bàn chân bất thường: gan bàn chân quá phẳng khiến cân gan chân phải thường xuyên kéo căng và tiếp xúc nhiều với mặt phẳng nền. Một số dị tật khác của cơ bàn chân cũng dễ làm cho người bệnh bị viêm cân gan chân.

Phòng ngừa bệnh Viêm cân gan chân

Thay đổi thói quen sinh hoạt và cách sống giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và phòng ngừa diễn tiến kéo dài của bệnh, bao gồm các biện pháp sau:

  • Để chân nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng quá lâu
  • Hạn chế các tư thế bất lợi như ngồi chồm hổm
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Sử dụng các loại giày dép đế phẳng, mềm. Không nên mang giày cao gót thường xuyên.
  • Tập luyện các bài tập rèn luyện tính dẻo dai của cả cơ thể, bao gồm cân gan chân, không nên chơi thể thao quá sức của bản thân.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm cân gan chân

Chẩn đoán viêm cân gan chân chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau phần gót chân, đau nhiều khi ngủ dậy trên các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh. Nếu còn nghi ngờ, các phương tiện chẩn đoán khác sẽ được chỉ định để phân biệt các nguyên nhân gây đau gót chân khác hoặc các tình trạng bệnh lý kèm theo như:

  • X quang bàn chân
  • Chụp cộng hưởng từ bàn chân.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm cân gan chân

viêm cân gan chân

Điều trị viêm cân gan chân chủ yếu là hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh và điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng đau. Việc điều trị đến lúc có hiệu quả cần có nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên nhẫn và nắm các nguyên tắc chung như sau:

  • Cho đôi chân nghỉ ngơi, không đứng quá lâu hay vận động quá nhiều, cần xen kẽ các khoảng nghỉ, thay đổi tư thế.
  • Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ vừa giúp thư giãn cân gan chân vừa giúp có được một giấc ngủ ngon.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân trước khi xuống giường, làm giãn cân gan chân, giảm cảm giác đau khi đặt chân xuống nền.
  • Tập kéo giãn cân gan chân là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh. Thực hiện các bài tập kéo giãn thường xuyên cho đến khi bệnh thuyên giảm dần.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách mang giày dép đế mềm, không đi chân đất trên nền cứng, mang giày dép vừa chân, đế giày dép chỉ nên cao khoảng từ 2-3cm, có thể sử dụng thêm các miếng lót giày đế mềm tránh kích thích vùng gan bàn chân.

Ngoài ra:

  • Chườm đá ở gót chân khoảng 20 phút để giảm đau
  • Sử dụng thanh nẹp ban đêm: giúp gân gót chân không bị kéo căng trong thời gian ngủ, tránh được các cơn gâu vào sáng hôm sau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen. Các thuốc chống viêm như corticoid theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau. Tiêm corticoid trực tiếp vào gân bàn chân cũng là một biện pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng.

Một số bài tập giúp kéo giãn cân gan chân, hỗ trợ điều trị bệnh viêm cân gan chân:

viêm cân gan chân

 

MUA MÁY ĐIỆN XUNG, SIÊU ÂM CẦM TAY ==>> LIÊN HỆ: 090.282.3651
Địa chỉ: số 1, đường số 5, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Địa chỉ trang: https://congngheykhoa.com/
Facebook: https://www.facebook.com/duyen.truong.5070/

Bài tập số 1:

Nghiêng người về phía trước, chống hai tay vào tường bằng hai bàn tay. Đầu gối bên phía chân đau duỗi thẳng hoàn toàn và bàn chân đặt trên mặt đất, đầu gối chân đối diện ở tư thế gấp. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây, sau đó thư giãn và đứng thẳng người lên. Thực hiện 20 lần cho mỗi bên.

Bài tập số 2:

Nghiêng người về phía trước, hai tay nắm vào một thanh ngang, giữ người ở tư thế một chân đặt trước một chân đặt sau. Bệnh nhân ngồi xổm xuống, lưng thẳng và giữ cho gót chân chạm đất càng lâu càng tốt. Giữ động tác này trong 10 giây, thư giãn và đứng thẳng người lên, thực hiện 20 lần.

Bài tập số 3

Người bệnh ở tư thế ngồi, gác chân đau lên chân lành. Dùng tay ôm ngang qua các ngón chân của bàn chân đau và kéo về phía cẳng chân như đang thực hiện tư thế gấp bàn chân. Cho đến khi cảm thấy căng ở lòng bàn chân. Bài tập này giúp kéo giãn từ từ cân gan bàn chân. Thực hiện lặp lại động tác 20 lần.

Thực hiện các bài tập trong khoảng 3 lần/ ngày và kéo dài trong 8 tuần.

viêm cân gan chân

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng viêm cân gan chân

Điện xung giảm đau

Siêu âm trị liệu

viêm cân gan chân

Xung kích trị liệu

viêm cân gan chân

Laser trị liệu

viêm cân gan chân

Bài tập kẽo + mạnh cơ vùng cẳng bàn chân

viêm cân gan chân

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!