Viêm bao khớp / bao hoạt dịch

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn cao nếu không biết trữa trị đúng cách, đó là Viêm bao khớp/bao dịch hoạt là gì, nguyên nhân, triệu chứng & biểu hiện, cách điều trị bệnh hiệu quả với máy siêu âm trị liệu…

1. VIÊM BAO HOẠT DỊCH LÀ GÌ?

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng sưng, đỏ của một túi chứa dịch lỏng hay còn gọi là bao hoạt dịch. Vậy bao hoạt dịch là gì?

Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa chất lỏng, nằm gần đầu xương và khớp. Các túi chất lỏng này tạo ra một lớp đệm mỏng nhằm giảm ma sát giữa các bề mặt mô mềm (gân, dây chằng, cơ, da) và xương khi vận động. Điều này gây ra tình trạng đau nhức khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại.

Bao hoạt dịch bị viêm thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên. Bệnh có xu hướng tái phát sau khi điều trị, trừ khi nguyên nhân gây ra được ngăn chặn.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM BAO HOẠT DỊCH 

Bạn có thể bị bệnh này ở khớp gối, cổ tay hay khớp vai… bắt nguồn từ một hoặc các nguyên nhân sau đây:

2.1. Do bị chấn thương

Trong các khớp vận động của cơ thể, khớp khuỷu tay và khớp gối thường có nguy cơ bị cao nhất vì bao hoạt dịch của các khớp này nằm ở dưới da. Do đó, chỉ cần một tác động nhẹ khiến khớp bị chấn thương cũng có thể gây ra hiện tượng bao hoạt dịch bị viêm nhiễm.

2.2. Nghề nghiệp

Một số công việc thường xuyên phải vận động nhiều ở một khớp nào đó như các vận động viên điền kinh dễ bị viêm bao hoạt dịch khớp gối hay ở nhân viên văn phòng có nguy cơ bị viêm bao dưới cơ delta cao hơn. Người chơi tennis thường hay bị viêm ở điểm bám gân vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay bao hoạt dịch khớp vai hay bị viêm.

Những vận dộng viên điền kinh có nguy cơ mắc bệnh cao
Những vận dộng viên điền kinh có nguy cơ mắc bệnh cao

2.3. Tuổi tác

Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, khiến cho bao hoạt dịch hoạt động kém đi. Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh và mạnh khiến cho bao hoạt dịch ở các khớp kém đi, dễ gặp phải các chấn thương và bao hoạt dịch dễ bị viêm hơn những người trẻ tuổi.

2.4. Bệnh lý

Bao hoạt dịch bị viêm cũng là hậu quả của một số bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải như: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay tiểu đường.

3. CÓ MẤY LOẠI VIÊM BAO HOẠT DỊCH

CÓ 4 loại viêm bao hoạt dịch

DẠNG VIÊM BAO HOẠT DỊCH TÌNH TRẠNG
✅ Viêm bao hoạt dịch bánh chè
  •  Tình trạng viêm xung quanh xương bánh chè.
  • Hiện tượng này có thể cấp tính hoặc mạn tính.
✅ Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
  • Thường ảnh hưởng đến các túi dịch ở đầu khuỷu tay.
  •  Đôi khi cảm thấy có các nốt sần nhỏ trong túi dịch.
  • Tình trạng này thường là mạn tính.
✅ Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyển  

  • Thường ảnh hưởng đến vùng hông.
  •  Bệnh tiến triển chậm, thường xuất hiện với tình trạng sức khỏe khác như viêm khớp.
✅ Viêm bao hoạt dịch gân Achilles
  •  Gây đau và sưng ở gân gót chân.
  •  Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

4. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LÀ GÌ?

Các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Đau
  • Sưng
  • Đỏ
  • Túi hoạt dịch dày lên
  • Nếu bệnh này bị ở khớp gối thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển, viêm bao khớp cổ tay thì khó khăn khi cầm nắm.

Ngoài ra, mỗi loại viêm bao hoạt dịch khác nhau sẽ có các dấu hiệu riêng như:

  • Đối với viêm bao hoạt dịch bánh chè hoặc viêm bao hoạt dịch khuỷu tay, bạn sẽ khó co tay hoặc chân bị ảnh hưởng.
  • Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyển (Trochanteric bursitis) và viêm bao hoạt dịch gân Achilles có thể khiến bạn khó đi lại.
  • Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyển còn khiến bạn đau khi nằm nghiêng.

5. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH 

Việc điều trị thường tập trung vào mục tiêu giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

5.1. Tự điều trị tại nhà

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm hoạt dịch có thể được điều trị tại nhà với sự giúp đỡ của dược sĩ và một số kỹ thuật viên. Một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà:

  • Hạn chế cử động: Nhất là khu vực bị đau cần tránh các hoạt động mạnh để mau chóng phục hồi
  • Nghỉ ngơi: Để cơ thể đặc biệt các khớp được nghỉ ngơi
  • Chườm nước đá: Đặt túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn trên khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm đau và viêm. Lưu ý không nên đặt đá trực tiếp lên da.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc giảm đau, giảm viêm trong thời gian ngắn để sử dụng như: ibuprofen, naproxen, mobic,…
  • Không nên lặp đi lặp lại các hoạt động: Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ tổn thương của khớp.

 

Người bị nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh cử động nhiều

5.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu các triệu chứng bệnh trở nặng, người bệnh cần đến sự can thiệp của của một số phương pháp như:

5.2.1. Tiêm Steroid

Trường hợp mắc bệnh mạn tính và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị tiêm Steroid. Cách này sẽ làm giảm mức độ viêm và đau. 

5.2.2. Chọc hút dịch

Trường hợp ổ viêm tích tụ quá nhiều dịch, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch ở bao hoạt dịch để giảm bớt dịch và điều trị viêm. Để hút dịch, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm, đâm xuyên vào bao hoạt dịch sau đó hút dịch vào xi lanh. Việc làm này có thể gây sưng đau cho bạn trong thời gian ngắn.

5.2.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật rất hiếm khi được thực hiện để điều trị bệnh này. Nhưng đôi khi có thể cần thiết trong các trường hợp cực kỳ mãn tính hoặc bao hoạt dịch bị nhiễm trùng chảy mủ.

5.3. Vật lý trị liệu

Ngoài các phương pháp kể trên, bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến các chuyên gia vật lý trị liệu. Họ sẽ giúp bạn cải thiện sức mạnh, tăng tính linh động của các cơ. Cách trị liệu này, có thể giúp người bệnh giảm đau, ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

05 bác sĩ vật lý trị liệu giỏi tại TP. HCM - congngheykhoa.com
Phục hồi nhanh chóng nhờ tập vật lý trị liệu

Để nâng cao hiệu quả, các chuyên gia có thể sử dụng phối hợp cho bạn nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như: sóng ngắn, laser, nhiệt trị liệu,…

6. SỬ DỤNG MÁY SIÊU ÂM TRỊ LIỆU

a. Dành cho phòng khám, bệnh viện, các bác sĩ tập bệnh tại nhà, cá nhân tự điều trị

Chúng ta phải hiểu được siêu âm trị liệu là gì:

  • Đầu tiên siêu âm trị liệu không thuộc loại sóng điện từ
  • Siêu âm trị liệu/ Siêu âm trong vật lý trị liệu (phonophoresis) là một phương pháp vật lý trị liệu bằng cách sử dụng sóng siêu âm giúp làm lành vết thương và dẫn truyền thuốc qua da. 
  • Sóng siêu âm được sử dụng trong vật lý trị liệu tần số từ 1 – 3 MHZ nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm.
  • Siêu âm cần thực hiện qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm (thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaseline…). Trong đó, gel được sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện siêu âm trị liệu, người điều trị sẽ lót giữa da và đầu phát một lớp mỡ hoặc gel để siêu âm qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào cơ thể.

Để tạo ra sóng siêu âm, kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần lên tinh thể trong đầu phát sóng siêu âm . Dưới tác động của dòng điện xoay chiều, các tinh thể giãn nở tương ứng. Khi tinh thể nở to ra, nó sẽ ép các vật chất lại, khi co lại sẽ làm loãng vật chất. Sự thay đổi ấy hình thành nên sóng siêu âm.

Siêu âm trị liệu sẽ có ba tác dụng chính:

a) Tác dụng cơ học 

Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”.
Tần số lớn 3MHz sẽ gây ra sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số nhỏ 1MHz. Sự thay đổi áp lực là nguyên nhân của:
– Thay đổi thể tích tế bào.
– Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hoá.
– Thay đổi tính thấm màng tế bào.
– Tăng chuyển hóa.
Ngoài ra sự giao động với tần số cao còn tạo nên tác dụng nhiệt ( còn tuỳ vào chế độ liên tục hay xung ) nhưng đây là hiệu ứng phụ không liên quan nhiều tới tác dụng điều trị.Khoảng cách tác dụng còn phụ thuộc vào tần số sử dụng:
+ Tần số 1 Mhz tác dụng trong khoảng từ 5-8 cm dùng cho vùng nhiều mô mềm, mô cơ như vùng lưng. vùng mông, vùng đùi…
+ Tần số 3 Mhz tác dụng trong khoảng từ 2-3 cm dùng cho vùng ít mô mềm như vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay, lồi cầu…

b) Tác dụng nhiệt:

Siêu âm trị liệu dùng điều trị tại các phòng khám

  • Nhiệt trong sóng siêu âm trị liệu làm tăng hoạt động của tế bào, giúp giãn cơ, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn, tăng oxy, chất dinh dưỡng, tăng quá trình đào thải và thúc đẩy quá trình viêm sớm kết thúc, đồng thời mang đến sự thư giãn cho người bệnh. Sử dụng siêu âm trị liệu trong thời gian dài, đúng cách (theo chỉ định của bác sĩ) có thể giải quyết được hoàn toàn các hiện tượng viêm

c) Tác dụng sinh học: 

  • Giãn cơ do dao động của sóng siêu âm trị liệu tác dụng lên các thụ thể thần kinh và bóc tách các sợi cơ
  • Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn do tăng tính thấm của mạch máu tổ chức và nhiệt độ
  • kích thích quá trình kích thích sinh học tái sinh tổ chức

Ngoài ra còn có:

  • Tạo nhiệt 
  • Phi nhiệt
  • Dẫn thuốc (siêu âm di): Có thể sử dụng chế độ tạo nhiệt hoặc phi nhiệt. Siêu âm di này sẽ tạo những vùng có phân tử theo chu kì dày đặc (compression) và thưa (Rarefaction) -> tạo ra những vi bong bóng (MIcroBubble), còn được gọi là sự tạo khoang (Cavitation), những vi bong bóng này có tác dụng làm phá vỡ các liên kết lipid nối 2 tế bào da “dãn”, từ đó sẽ làm cho chất thuốc dễ len lõi giữa các tế bào & thấm sâu (Cơ chế của siêu âm di).

Khi chọn máy siêu âm trị liệu chúng ta nên chú ý tới 2 cái đó là:

BNR (Beam Nonunifomity Ratio) & ERA (Effective Radiating Area).

  • BNR (Beam Nonunifomity Ratio): Nói một cách dễ hiểu thì BNA nó là tỉ lệ không đồng nhất của chùm tia siêu âm. Máy có BNA càng thấp thì chất lượng điều trị của máy càng cao. Người ta quy định BNA của một máy siêu âm trị liệu nên dưới 6:1.
  • ERA (Effective Radiating Area): Là diện tích của cái miếng siêu âm, diện tích càng lớn thì chất lượng điều trị càng tốt.

Thông số của siêu âm trị liệu: 

  • Tần số: + Nếu tổn thương nông thì dùng 3 Mhz
                 + Tổn thương sâu thì dùng 1 Mhz 
  • Duty cycle: + Nếu còn viêm cấp: chế độ phi nhiệt DC < 50% 
                       + Nếu viêm mạn hoặc cần nhiệt kéo giãn gân: Chế độ tạo nhiệt DC tiến gần đến 100% 
  • Thời gian: 8 – 10p 
  • Nếu siêu âm tạo nhiệt: 1 diện tích điều trị không quá 3 lần ERA, không để tốc độ quá 4cm/giây, luôn hỏi cảm giác nóng rát của bệnh nhân 
  • Siêu âm dẫn thuốc ( siêu âm di ): tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng để chọn thông số. Càng ngày thì người ta càng có xu hướng sử dụng siêu âm di + NSAIDs ở giai đoạn sớm để giảm đau viêm khớp giai đoạn cấp. Đặc biệt cho những bệnh nhân bị chấn thương.

Dưới đây là một số các loại máy siêu âm trị liệu được bác sĩ và các phòng khám tin dùng:

Máy siêu âm đa tần BTL
Siêu âm trị liệu đa tần BTL
ROSCOE UP1
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP1
Máy siêu âm
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP2
Máy siêu âm
Siêu âm kết hợp điện xung UT2

 


  • 1 Số dòng Máy siêu âm hiện có:
Máy siêu âm
1
Máy siêu âm
3
Máy siêu âm
2

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 090.282.3651
Website ?: congngheykhoa.com
Website ?: dieutrivatlytrilieu.com
Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Liên hệ