1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch mãn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch với d > 3mm, tĩnh mạch hình lưới với d = 1-3 mm và tĩnh mạch mạng nhện với d < 1mm. Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, có màu tím hoặc xanh, thường xuất hiện nhất ở vùng chân, có các trường hợp còn thấy ở âm hộ hoặc trực tràng (trĩ).
Đối với chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển nhỏ hơn, những nhánh của nó nằm giữa da, mạc cơ và có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và những tĩnh mạch sâu khác nằm bên dưới mạc cơ và rất khó chữa trị bằng can thiệp.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Bác sĩ gia đình Việt Nam, có khoảng 10-20% nam giới và 25-33% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch. Tình trạng thường xảy ra nhất là ở các chi dưới.

2. Yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch
+ Tiền sử gia đình có người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này khó kiểm soát ở tất cả bệnh nhân.
+ Giới tính: suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhiều ở nữ nhiều hơn nam.
+ Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch càng cao.
+ Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một nguyên nhân gây hại cho tình trạng này ở bệnh nhân.
+ Mang thai: do thay đổi nội tiết tố, song thai hoặc đa thai. Suy tĩnh mạch phổ biến hơn ở phụ nữ vì estrogen ảnh hưởng đến cấu trúc tĩnh mạch, mang thai làm tăng áp lực tĩnh mạch vùng chậu và vùng đùi hoặc cả hai.
+ Nghề nghiệp: phải đứng nhiều, ít di chuyển, tính chất công việc cũng khiến nhiều bệnh nhân dù biết vẫn bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bênh nhân vẫn không thể nào tự chủ động phòng tránh bệnh.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường ít có triệu chứng, nhiều lúc chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ, nặng nề ở chân. Vùng da nơi giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc trở nên nóng hơn. Những triệu chứng nặng dần về cuối ngày, nhất là khi bệnh nhân phải đứng lâu.
3. Mức độ nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tỷ lệ người bệnh bị giãn tĩnh mạch sẽ hình thành cục máu đông gần bề mặt da (huyết khối tĩnh mạch nông) không cao. Mặc dù, suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra tình trạng ngứa hoặc đau, có khi chảy máu do da ở khu vực đó mỏng và dễ bị tổn thương, đây không phải là tình trạng cấp tính và không gây hại ngay lập tức trong thời gian ngắn.
Huyết khối tĩnh mạch nông sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng khi các mô xung quanh cục máu đông bị nhiễm trùng, bệnh nhân ngay lập tức điều trị trị bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt người bệnh nên cần đến gặp bác sĩ sớm nhất nếu chân có dấu hiệu bị sưng tấy bất thường, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch bị đổi màu. Khi đó, cục máu đông được hình thành và khu vực xung quanh chỗ giãn tĩnh mạch trở nên nóng, đỏ và đau.
4. Hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời
Huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Huyết khối tĩnh mạch sâu được chẩn đoán dựa trên kết quả lâm sàng kết hợp với siêu âm. Trường hợp không được chữa trị, cục máu đông có thể di chuyển lên cao, gây ra tình trạng tắc mạch phổi và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Có dấu hiệu là ở phần ở chân, đùi đột ngột thấy sưng đau, đau tăng khi đứng, sốt nhẹ hoặc có thể chưa có biểu hiện. Chỉ khoảng 1/1000 phụ nữ mang thai hoặc sau sinh vài tuần xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu. Mặc dù, không bị giãn tĩnh mạch thì vẫn sản phụ cũng có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng tỷ lệ này khá thấp. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên với những sản phụ có rối loạn đông máu hoặc nằm lâu.
5. Máy nén ép trị liệu trị suy giãn tĩnh mạch Q2200
Căn bệnh này đã có 50.000 đến 295.000 ca tử vong hàng năm. Những dấu hiệu của tắc mạch phổi như khó thở, đau khi thở, ho hoặc ho ra máu, nhịp tim nhanh. Nếu phải đứng qua lâu ở một tư thế. Đôi khi bạn nên gập chân lại để bơm tĩnh mạch có thể đưa máu trở về lại tim. Giúp tăng tuần hoàn lưu thông máu ở chân.
Suy giãn tĩnh mạch có thể trở nên nặng hơn nếu không được điều trị hoặc chữa trị không đúng cách:
- Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ áp dụng các phương pháp không cần phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng.
- Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch đang ở mức độ vừa phải đến trung bình. Thì các bài tập nâng cao chân có thể giúp giảm sưng chân cũng như các triệu chứng khác.
- Trị liệu viên hướng dẫn bạn giơ chân cao hơn tim mỗi lần khoảng 15 phút. Bệnh nhân nên thực hiện từ 3 đến 4 lần/ngày, điều này sẽ rất có lợi trong điều trị ban đầu.
Áp dụng Công nghệ trị liệu hiện đại vào việc trị suy giãn tĩnh mạch
Hệ thống nén ép trị liệu WonJin Mulsan hay máy xoa bóp tuần hoàn khí Q2200 bao gồm những túi khí được sử dụng để tạo áp lực truyền từ máy nén khí. Giúp xoa bóp lên vùng eo, tay hoặc chân. Có các chế độ xoa bóp: liên tục và ngắt quẵng, có thể tùy chọn khoang xoa bóp theo yêu cầu điều trị.
- Máy nén ép có áp suất xoa bóp lên đến 200mmHg.
- Xoa bóp trong thời gian khoảng 15 phút hoặc 30 phút.
Áp dụng điều trị:
- Phù bạch huyết do chấn thương, u hoặc phẫu thuật.
- Loét do tắc tĩnh mạch.
- Giảm kích thước chi.
- Thúc đẩy tăng tuần hoàn máu.
- Làm thư giãn cơ mỏi và cơ đau.
Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!