Tắc tia sữa không còn là tình trạng xa lạ đối với những phụ nữ sau sinh và cũng là một điều đáng lo ngại cho các mẹ đang trong thời kì mang bầu. Tuy nhiên, có một số trương hợp các mẹ không biết cách hoặc trong lúc xử lý tắc tia sữa khiến cho tình trạng càng trở nên nặng hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. dưới đây, là những kiến thức và lời khuyên về những sai lầm về tắc tia sữa mà mẹ bỉm gặp phải.
1. Nguyên nhân
Tình trạng dòng sữa không chảy ra được do hệ thống tuyến sữa bị tắt được gọi là tắc tia sữa. Và tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như:
- Những mẹ bỉm thiếu nhiều kinh nghiệm trong quá trình cho con bú và vệ sinh bầu ngực.
- Vùng ngực chịu nhiều áp lực như bận áo ngực quá chật, bó, mang điệu em bé trước ngực hoặc nằm sấp.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường, mệt mỏi và bị stress
- Người mẹ không bú thường xuyên
- Gặp các tình trạng như cảm lạnh, ốm,… làm cho sữa không lưu thông.
- Không hút hết sữa sau khi bé bú xong gây ra ôi và tắc sữa.

2. Những sai lầm về tắc tia sữa mà mẹ bỉm gặp phải
Đối với phụ nữ sau sinh, tắc tia sữa là nỗi ám ảnh rất lớn nên một số bà mẹ rất lo sợ và tìm mọi cách để giảm thiểu tình trạng này. Dưới đây là một số sai lầm về tắc tia sữa mà mẹ bỉm gặp phải:
- Hút quá nhiều sữa trong một ngày làm cho các ống sữa giãn ra ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tuyến sữa dẫn đến dòng sữa bị tắc.
- Mẹ bỉm day quá mạnh vào vùng bị tắc, nặn sữa quá thô bạo, cách này làm ngực bị tổn thương, phù nề các mô mỡ và mạch máu dưới da gây viêm tuyến vú.
- Không uống nước hoặc uống qua ít nước gây ra tắt tia sữa, thường thì các mẹ nghĩ việc uống nước nhiều sẽ làm cho sữa đổ về nhiều tại cục vón hơn làm cục vón sữa to hơn, như thật ra khi các mẹ uống nhiều nước sẽ giúp sữa tiết ra bên ngoài và điều cần lưu ý khi mẹ bị sốt thì càng cần uống nhiều nước hơn để cơ thể không bị mất nước việc điều trị tình trạng tắc tia sữa sẽ dễ dàng hơn.
- Dùng phương pháp chườm nóng trên 5 lần/ngày hay dùng nước quá nóng sẽ làm giãn ống dẫn sữa, nếu gặp trường hợp như viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú chườm nóng sẽ gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Phòng tránh
- Mẹ nên rửa tay trước khi cho con bú, rửa núm vú bằng nước muối sinh lý trước và sau cho con bú. Khi vệ sinh, lau từ trong ra ngoài, lau khô và sạch kẽ núm vú khi trẻ bú xong.
- Massage ngực thường xoa bóp nhẹ nhàng cả hai bầu ngực, theo chiều kim đồng hồ, đồng thời xoa bóp nhẹ đầu ngực để kích thích tiết sữa. Có thể dùng khăn nóng massage bầu ngực khi bầu ngực bị căng tức.
- Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc dùng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài để không còn sữa thừa sau mỗi lần bú.
- Mẹ nên lựa chọn loại áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc áo nịt ngực vì có thể gây đau núm vú và tắt sữa.
- Cần uống nhiều nước, tăng cường các dưỡng chất, tăng năng lượng.
- Luôn có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có thần vui vẻ và lạc quan.

Các máy siêu âm trị và phòng ngừa tắc sữa
Video giới thiệu các dòng máy siêu âm đa tần trị và phòng ngừa tắc sữa
Máy siêu âm đa tần Ấn độ 2 đầu dò
Trang chia sẻ kinh nghiệm thông tắc tuyến sữa bằng máy siêu âm đa tần tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!