Tác dụng của điện trị liệu trên các hệ thống chức năng (Tiếp cận hệ thống, kích thích điện…).
Bài 57: Tiếp cận hệ thống
Bài 58: Kích thích điện
Bài 59: Ion di
Tại các nước phát triển, không chỉ bệnh nhân, mà các hãng bảo hiểm y tế cũng yêu cầu giới vật lý trị liệu làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn các can thiệp thích hợp. Trong một bối cảnh lâm sàng cụ thể. Không thể bỏ qua một thực tế, trong quá khứ thói quen cá nhân của nhà vật lý trị liệu. Hoặc tuyên bố của nhà sản xuất thiết bị từng được dùng để ra quyết định điều trị. Vì thế một tiếp cận mang tính hệ thống, quan tâm tới tác dụng sinh học của các mô thức trên các hệ thống chức năng của cơ thể. Sẽ mang lại một cơ sở lý luận vững chắc hơn nhiều.
Bài 57: Tiếp cận hệ thống cơ thể:
Tiếp cận hệ thống đối với các kỹ thuật vật lý trị liệu hiện hành là tiếp cận dựa trên hướng dẫn thực hành năm 1997 của Hội vật lý trị liệu Mỹ. Nó dựa trên tác dụng sinh học của các can thiệp vật lý trị liệu trên bảy hệ chức năng của cơ thể.
Các hệ thống đó bao gồm:
- Hệ tim phổi
- Hệ nội tiết
- Các hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa
- Hệ da
- Hệ cơ xương khớp
- Hệ thần kinh cơ
- Hệ mạch và bạch huyết ngoại biên
Tiếp cận hệ thống nhằm đạt bốn mục tiêu chính như sau:
- Cung cấp cho các nhà lâm sàng cách lựa chọn các can thiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm. Vẫn được giới vật lý trị liệu sử dụng trong thực hành.
- Cung cấp cho các nhà lâm sàng một quá trình tạo quyết định nâng cao khi lựa chọn các hình thức can thiệp.
- Cung cấp cho các nhà giáo dục một phương pháp giảng dạy sống động để hướng dẫn sinh viên lựa chọn các can thiệp thích hợp dựa trên tác dụng sinh học.
- Văn bản hóa tác dụng chủ yếu của các can thiệp. Nó có ý nghĩa với một bệnh nhân cụ thể. Vì tác dụng có thể khác nhau giữa các cá thể.
2. Kích thích điện
2.1. Cơ sở lý thuyết – Kích thích điện trị liệu
Khi dòng điện chạy qua cơ thể, các thay đổi xảy ra tại nhiều hệ thống chức năng. Dòng điện tạo ra điện trường trong tổ chức sinh học, dẫn tới việc kích thích điện để trị liệu hoặc thay đổi quá trình sửa chữa và tạo co cơ do kích thích thần kinh hoặc kích thích cơ. Thêm vào đó, dòng điện cũng kích thích thần kinh cảm giác để điều trị đau và tạo điện trường trên bề mặt da để vận chuyển các ion có tác dụng điều trị vào da hoặc qua da.
Kích thích điện có khả năng gia tốc và khuyến khích quá trình lành vết thương nhờ ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, tăng tuần hoàn tại chỗ và tăng cường các quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể.
2.2 Kích thích thần kinh cơ – Kích thích điện trị liệu
Hệ tim phổi:
Kích thích điện trị liệu tạo sự co cơ, do đó kích thích tuần hoàn bằng cách bơm máu và chất lỏng qua hệ mạch máu và hệ bạch huyết về tim, tăng cung lượng tim. Kích thích điện tăng các enzyme oxy hóa trong cơ. Điều đó đi kèm với tăng vận chuyển oxy, protein, myoglobin và tăng số lượng mao mạch vận chuyển oxy tới cơ. Co cơ tại chi dưới sẽ buộc chất lỏng thoát khỏi các vùng trung gian, giúp tăng dòng máu và dòng bạch huyết về tim. Điều đó giúp giảm nguy cơ tạo huyết khối tại các tĩnh mạch sâu.
Hệ nội tiết:
Kích thích thần kinh cảm giác giúp enkephalin phóng thích cục bộ lan tỏa ra khắp hệ thần kinh và giúp giải phóng các endorphin từ tuyến yên. Co cơ làm tăng sự vận chuyển các hormone qua hệ tuần hoàn.
Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:
Kích thích điện có thể gia cường chương trình vận động tự chủ cho hệ cơ đáy chậu. Nó có thể làm mạnh cơ đáy chậu của bệnh nhân tiểu không tự chủ và phụ nữ sau mang thai và sinh nở.
Hệ da:
Dòng điện cường độ thấp có thể điều trị vết thương bằng cách tạo ra điện tích dương tại vết thương để khuyến khích quá trình sửa chữa tự nhiên. Kích thích điện tăng dòng máu da và cải thiện tính thấm da khi kích thích cơ chi dưới bệnh nhân tổn thương cột sống.
Hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh cơ:
Kích thích điện tạo thuận hoạt tính cơ và tái rèn luyện cơ thực hiện các chức năng sinh lí. Nó có thể dùng để tăng tầm vận động của chi sau thời gian bất động hoặc sau phẫu thuật. Nó làm mạnh cơ nhờ hoạt hóa các đơn vị vận động. Kích thích điện tối thiểu hóa sự teo cơ, khuyến khích tái sinh cơ. Kích thích điện có thể cung cấp các tín hiệu cảm thụ bản thể, vận động và cảm giác trực tiếp tới cơ khi hệ thần kinh ngoại biên không hoạt động.
Hệ mạch máu và bạch huyết ngoại biên:
Kích thích điện có thể tăng sự tiêu hút tĩnh mạch và bạch huyết hiệu quả khi các vận động chủ động không thể thực hiện được hoặc khi cơ co không đủ mạnh để tăng dòng máu tới vùng cần tác động. Với vùng phù nề, kích thích điện tăng vận chuyển các protein tích điện vào mạch bạch huyết, và khi thể tích tăng, tốc độ co của dòng bạch huyết sẽ tăng.
3. Kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS) – Kích thích điện trị liệu
Hệ tim phổi:
TENS kích thích hoạt tính bơm của cơ, do đó tăng dòng máu mao mạch và dòng bạch huyết về tim. Cung lượng tim và thể tích tống máu cũng tăng.
Hệ nội tiết:
TENS ức chế phóng thích chất P từ các tế bào T và tăng giải phóng morphine nội sinh để trung hòa tác dụng gây đau của chất P trong cơ thể.
Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:
TENS có thể dùng để giảm đau nội tạng. Nó hiệu quả trong điều trị đau do giãn cột sống và đau cấp khi phụ nữ đến tháng.
Hệ da:
TENS tăng dòng máu tới các lớp da và tăng khả năng bài tiết da.
Hệ cơ xương khớp:
TENS có thể tạo ra các phản ứng vật lý và hóa học liên quan với sự co cơ tự chủ.
Hệ thần kinh cơ:
TENS kinh điển (tần số cao, cường độ thấp) hoạt hóa các dây Aβ đường kính lớn để kích thích các nơ-ron trung gian phóng thích dynorphin và một số morphine nội sinh khác tại sừng sau tủy gai. Điều đó dẫn tới sự ức chế các dây dẫn đau Aδ và C đường kính nhỏ qua việc việc ức chế tiền và hậu xy-náp đối với các tế bào truyền T để đóng cổng đau. TENS kiểu châm cứu (tần số thấp, cường độ cao) kích thích các dây đau, do đó tăng giải phóng các endorphin tại tuyến yên và nhiều tổ chức thần kinh khác, dẫn tới tác dụng giảm đau.
TENS mạnh (tần số và cường độ rất cao) kích thích các nhân giầu morphine nội sinh và chất xám quanh cống; qua đó hoạt hóa các con đường ức chế đau hướng xuống, dẫn tới tác dụng đóng cổng đau tại tủy gai. Còn TENS kinh điển được tải bằng các tần số mang thấp (1 – 5 Hz) có thể có tác dụng tổng hợp của TENS kinh điển và TENS kiểu châm cứu.
4. Dòng giao thoa
Hệ tim phổi:
Với dòng giao thoa, tác dụng trên hệ tim phổi là hệ quả của sự tăng hoạt tính bơm của cơ, dẫn tới tăng dòng máu địa phương và tăng cung lượng tim.
Hệ nội tiết:
Dòng giao thoa kích thích phóng thích các morphine nội sinh có tác dụng giảm đau. Nó cũng có thể kích thích vùng hạ đồi bằng cách tăng các yếu tố kích thích vùng trước và vùng giữa.
Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:
Dòng giao thoa có thể làm mạnh cơ đáy chậu sau mang thai và sinh nở.
Hệ da:
Dưới tác dụng của dòng giao thoa, tuần hoàn da được cải thiện. Da có thể bị kích thích với bệnh nhân da nhờn hoặc dị ứng với điện cực.
Hệ cơ xương khớp:
Tần số phách nhỏ (0 – 10 Hz) có thể dùng để kích thích cơ còn phân bố thần kinh. Dải tần 20 – 50 Hz dùng để tạo sự co cứng.
Hệ thần kinh cơ:
Dòng giao thoa được cho là có tác dụng giảm đau theo ba cơ chế tương tự các dòng TENS: (1) kích thích dây lớn Aβ để đóng cổng tại tủy gai; (2) tăng phóng thích các morphine nội sinh; và (3) hoạt hóa các con đường ức chế đau hướng xuống. Tuy nhiên các nghiên cứu RCT chưa ủng hộ các giả thuyết này.
Bài 59: Ion di
1. Cơ sở lý thuyết – Ion di
Ion di là quá trình đưa các ion có tác dụng điều trị qua da bằng dòng điện. Nó được dùng để điều trị viêm cơ xương khớp, giảm đau, giảm mô sẹo, lành vết thương và điều trị nề, thiếu canxi và chứng tăng tiết mồ hôi. Tác dụng của ion di liên quan trực tiếp với loại ion hoặc loại dung dịch đưa vào cơ thể.
2. Tác dụng trên các hệ chức năng – Ion di
Hệ tim phổi:
Tác dụng tim phổi liên quan trực tiếp với loại thuốc được vận chuyển. Chẳng hạn lidocaine gây giãn mạch trong khi epinephrine tạo sự co mạch.
Hệ nội tiết:
Đỏ da sau điều trị dường như do phóng thích histamine.
Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:
Ion di chống chỉ định đối với thai phụ.
Hệ da:
Da được xem là trung hòa về điện. Dòng ion di làm thay đổi độ pH của da, vốn nằm trong giới hạn sinh lý 3 – 4. Với phản ứng axít hóa, độ pH xuống dưới 3, còn trong sự kiềm hóa, nó lớn hơn 5. Bỏng hóa học có thể xuất hiện tại vị trí đặt điện cực. Nó thường xuất hiện tại cực âm, nơi tích tụ natri hydroxít. Đỏ da có thể xuất hiện sau điều trị. Phản ứng kiềm hóa thường gây hoại tử. Thay đổi độ pH là nguyên nhân kích thích da sau liệu trình ion di.
Hệ mạch máu và bạch huyết ngoại biên:
Không giống các con đường thâm nhập khác, nồng độ thuốc sau ion di tập trung tại các vùng can thiệp cục bộ. Điều đó dẫn tới tác dụng tối thiểu hóa nồng độ hệ thống qua quá trình tuần hoàn ngoại biên.