Tổng quan
Hội chứng cổ vai cánh tay (Cervical Scapulohumeral Syndrome), còn gọi là hội chứng vai cánh tay (Scapulohumeral Syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (Cervical Radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ, tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.
Những điều cần biết về Hội chứng cổ vai cánh tay?
Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác, vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ.
Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
Trong một số trường hợp, hội chứng cổ vai cánh tay do bản thân bệnh lý của cột sống cổ. Gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.
Tiến triển, biến chứng và theo dõi
Tiên lượng nhìn chung là tốt nếu được điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa bảo tồn có hiệu quả trong 80-90% trường hợp. Đa số bệnh nhân sẽ hết các triệu chứng sau khi được điều trị bảo tồn và ở một số bệnh nhân, các triệu chứng có thể hết một cách tự nhiên.
Một số bệnh nhân sau điều trị vẫn để lại những di chứng, không triệt để các triệu chứng. Vận động cột sống cổ thay đổi, mất độ ưỡn tự nhiên. Những trường hợp chèn ép rễ hoặc tủy cổ nặng có thể gây rối loạn cảm giác và vận động.
Bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ đến khi hết triệu chứng để đánh giá kết quả điều trị. Điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần để phát hiện các tổn thương thần kinh tiến triển nặng thêm, hoặc các triệu chứng khác nếu có.
Phòng hội chứng cổ vai cánh tay
- Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao.
- Tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài.
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
- Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.
Phác đồ điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.
- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp không dùng thuốc khác.
- Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
Các biện pháp không dùng thuốc
- Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …).
- Trong giai đoạn cấp khi đau nhiều hoặc sau chấn thương, có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai mềm.
- Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp.
Các phương pháp điều trị thuốc
Thuốc giảm đau:
Tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5-0,65g x 2-4 viên/24h (không dùng quá 4 gam paracetamol/24h).
- Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một Opiad nhẹ như Codein hoặc Tramadol: 2-4 viên/24h.
- Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ.
Liều thường dùng: Diclofenac 75-150 mg/ngày; Piroxicam 20 mg/ngày; Meloxicam 7,5-15 mg/ngày; Celecoxib 100-200 mg/ngày; hoặc Etoricoxib 30-60 mg/ngày.
Nếu bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton.
Thuốc giãn cơ:
- Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ.
- Các thuốc thường dùng: Epirisone 50 mg x 2-3 lần/ngày, hoặc Tolperisone 50-150 mg x 2-3 lần/ngày), hoặc Mephenesine 250 mg x 2-4 lần/ngày, hoặc Diazepam.
Các thuốc khác:
- Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị: Gabapentin 600-1200 mg/ngày, hoặc Pregabalin 150-300 mg/ngày.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): Amitriptyline hoặc Nortriptyline (10-25 mg/ngày) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ.
- Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 Mecobalamin (1000 -1500 mcg/ngày).
- Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn Corticosteroid đường uống (Prednisolone, Methylprednisolone) trong 1-2 tuần.
Điều trị ngoại khoa hội chứng cổ vai cánh tay
Một số chỉ định: Đau nhiều, tổn thương thần kinh nặng, chèn ép tủy cổ đáng kể.
Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống.
Các phương pháp khác
Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau (Facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa.
Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần RFA (Radio Frequency Ablation).
Điều trị vật lý trị liệu hội chứng cổ vai cánh tay
Vật lý trị liệu:
Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, liệu pháp siêu âm, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống (tại các cơ sở vật lý trị liệu và phục hồi chức năng).
Ưu điểm:
- Không gây đau
- Không tác dụng phụ
- Có tác dụng điều trị triệu chứng và nguyên nhân có thể
Các phương pháp vật lý trị liệu áp dụng:
Máy điện xung kết hợp siêu âm Ultra Tens II
Sóng siêu âm tạo nên những dao động cơ học trong mô. Quá trình sinh nhiệt giúp tăng tuần hoàn, tăng trao đổi chất, thải bỏ chất bã và quá trình thực bào các tế bào bị viêm. Có tác dụng trị viêm và giảm đau, giảm cơ thắt cơ, giảm đau, giảm tê bì các bệnh lý cơ xương khớp ở mọi độ tuổi.
Máy siêu âm trị liệu Mini UP2
Thiết bị siêu âm trị liệu tạo ra sóng siêu âm sâu trong các mô cơ thể để điều trị viêm khớp, viêm gân, giảm đau, co thắt cơ, cứng khớp và trị viêm tắc sữa.
Máy kích thích thần kinh cơ Intensity TS4
Dòng điện giảm đau (TENS) kết hợp kích thích điện thần kinh cơ (NMES) mang lại ứng dụng trị liệu cao. Cả 2 dòng điện đều được sử dụng rộng rãi trong y khoa giúp Phục hồi chức năng cho người bệnh.
Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!