Đột quỵ vẫn luôn là vấn đề nhứt nhối và là mối quan tâm của nhiều người khi tần suất xảy ra ngày càng thường xuyên trong đời sống hiện đại. Gây ra nhiều di chứng và hậu quả nặng nề.
Vậy, bạn đã biết những gì về nguy cơ cũng như cách phòng ngừa tình trạng này một cách dễ dàng?
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là hiện tượng xảy ra khi máu cung cấp cho não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Não không nhận đủ oxy, các tế bào não chết dần sau một thời gian ngắn.

Có 2 dạng đột quỵ thường gặp:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: chiếm đa số trong các ca đột quỵ. Xảy ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Thường gọi là nhồi máu lên não.
- Đột quỵ do xuất huyết: là tình trạng máu chảy ồ ạt khi một nhánh động mạch máu não bị vỡ gây ra tình trạng xuất huyết.
Ngoài ra còn có đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ nhỏ (ministroke). Xuất hiện khi máu lên não không đủ trong một thời gian ngắn.
Nguyên nhân của đột quỵ
Theo báo cáo từ các bệnh viện trên toàn quốc, đến 80% bệnh nhân đột quỵ do tăng huyết áp. Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch. Lâu dần, khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não.

- Xơ vữa động mạch: thành mạch máu trở nên xơ cứng, gây hẹp lòng mạch và hạn chế lượng máu lưu thông.
- Thiếu máu cục bộ cơ tim, rung nhĩ, suy tim, vỡ phình mạch máu não.
- Hút thuốc: khói thuốc làm tổn thương mạch máu. Thuốc lá gây hại cho phổi, ảnh hưởng đến tim gây tăng huyết áp.
- Đặc biệt đột quỵ thường xảy ra với người có bệnh lý đái tháo đường hoặc rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ máu).
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác như thừa cân béo phì, lối sống không lành mạnh hay có tiền sử đột quỵ,…
Dấu hiệu
Theo công thức chẩn đoán nhanh FAST của Hội chống đột quỵ Quốc tế (2006), người bị đột quỵ thường có những biểu hiện sau:
- Liệt mặt (Facial weakness): tê cứng hoặc đau nửa mặt, nói ngọng hoặc không nói được.
- Yếu tay (Arm weakness)
- Khó nói (Speech difficulty)

Ngoài ra, người bị đột quỵ sẽ có hàng loạt các biểu hiện đột ngột như:
- Yếu nửa người, tê liệt một bên cơ thể
- Nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, nôn mửa có lúc thở nhanh dồn dập
- Hôn mê
- Cơ thể đột nhiên mệt mỏi, không còn sức lực,…
Tùy thể trạng của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ cũng sẽ khác nhau. Những dấu hiệu này có thể đến và đi rất nhanh.
Xử lý
Khi gặp những dấu hiệu được cho là đột quỵ, nhiều người không nhận biết được dẫn đến cách xử lý sai lầm như
- Lầm tưởng bị tuột đường huyết: cho bệnh nhân ăn và uống thực phẩm có chứa đường, gây tình trạng suy hô hấp cấp và tăng huyết áp,..
- Lầm tưởng bị trúng gió: đánh gió, bắt uống nước chanh sẽ gây sặc đường thở, làm chậm trễ thời gian đưa đến bệnh viện.
Đối với người bị tai biến mạch máu não, thời gian là yếu tố quan trọng nhất. Phương pháp xử lý trọng yếu là gọi xe cứu thương để lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Khi đi, cho bệnh nhân nằm trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên và nới lỏng quần áo, tạo khoảng không thoáng đãng cho bệnh nhân.
Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân bằng xe máy hoặc các loại phương tiện không bằng phẳng. Điều này sẽ gây nặng thêm cho các tình trạng bị liệt.
Cách phòng tránh
Có rất nhiều nguyên nhân đột quỵ khác nhau, do đó, chưa có một cách phòng tránh đặc biệt chuyên dụng nào cho căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh nó bằng những thói quen vô cùng đơn giản hằng ngày. Không những vậy, nó còn giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống:
Tăng cường tập thể dục
Thể dục là một phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất cho sức khỏe của bạn. Không chỉ cải thiện óc dáng, nó còn giúp lưu thông máu dễ dàng hơn. Hạn chế tối đa việc thiếu máu lên não,..

Không làm việc quá sức
Làm việc quá sức và suy nghĩ căng thẳng làm cơ thể mệt mỏi, tăng huyết áp, …
Chế độ dinh dưỡng
Không ăn quá nhiều mỡ béo, tinh bột, đường,… Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cải thiện các vấn đề tim mạch và đái tháo đường, mỡ máu,.. Nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước lọc,..thực phẩm chứa nhiều chất xơ,…

Theo dõi huyết áp định kỳ.
- Mức lý tưởng cho mọi lứa tuổi ≤120/80mmHg.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không hút thuốc, uống rượu,.. ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Đây là một trong những cách nhận biết sớm. Nhất là những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ. Từ đó, lên kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

Điều trị
Nên theo dõi chức năng tim mạch liên tục trong 48 giờ đầu sau đột quỵ. Đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử tim mạch, loạn nhịp tim, huyết áp,..
Theo dõi độ bão hòa oxy máu trong mạch và cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
Cung cấp đủ oxy cho cơ thể bệnh nhân đột quỵ
Sử dụng một số thuốc để ổn định huyết áp:
- Captopril đường uống
- Labetalol đường tĩnh mạch
- Nitroprusside hoặc Nitroglycerin đường TM.
- Không nên dùng NIFEDIPINE hoặc bất cứ biện pháp nào hạ huyết áp mạnh.
- Phòng và điều trị tụt HA, đặc biệt đối với những bệnh nhân HA không ổn định.
- Theo dõi Glucose huyết thanh đặc biệt ở những bệnh nhân bị đái tháo đường.
- Duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức thích hợp.
Di chứng
Di chứng sau đột quỵ gây cản trở rất lớn cho người bệnh và gia đình, mất đi cuộc sống bình thường vốn có:
- Liệt: có thể liệt một phần của cơ thể hoặc liệt nửa người

- Liệt mặt: dẫn đến khó khăn trong việc nói hoặc nuốt. Ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ miệng.
- Rối loạn nhận thức: sa sút trí tuệ, chậm chạp, khso khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, hay quên, suy giảm hoặc thậm chí mất trí nhớ.
- Rối loạn cảm xúc: vui buồn thất thường, nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc và dễ dẫn đến trầm cảm.
- Đau đớn: các cơn đau xuất hiện ở các bộ phận bị tai biến như tay, chân, mặt,..
- …
Giải pháp:
Nếu bạn đã bị đột quỵ và có người thân bị đột quỵ. Bệnh nhân bị liệt mặt, liệt cơ chân tay, không thể cử động,.. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện và phòng khám.
Bác sĩ sẽ kết hợp giữa các bài tập và thiết bị vật lý trị liệu chuyên dụng để kích thích cơ vận động của bệnh nhân. Dần dần, bệnh nhân có thể lấy lại khả năng vận động.
Vật lý trị liệu cho bệnh nhân bại liệt sau đột quỵ
Các thiết bị vật lý trị liệu chuyên dùng:
Máy kích thích thần kinh cơ Intensity Twin Stim III:
Với công nghệ hiện đại từ Mỹ, đây là một thiết bị điện trị liệu cầm tay có sự kết hợp 2 dòng điện trị liệu: dòng điện giảm đau (TENS) và kích thích điện thần kinh cơ (NMES) mang lại liệu quả cao. Máy này sẽ kích thích các cơ thần kinh mất chức năng và phục hồi chức năng cho người bệnh.
Sử dụng TS3 phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ
Máy kích thích thần kinh cơ Intensity TS4:
Với màn hình trực quan chia làm 6 bộ phận trên cơ thể giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh các thông số và vị trí thích hợp. Máy là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn và gia đình để điều trị Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại nhà.

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!