Tại sao phụ nữ sau sinh hay bị căng sữa?
Sau khi sinh, các tuyến vú sẽ bắt đầu tiết sữa và thông qua các ống dẫn sữa. Nếu sữa không được thoát ra ngoài mà ứ đọng lại trong các mô vú sẽ làm cho các nang tuyến to lên, chèn ép hệ thống ống dẫn sữa và gây ra tình trạng các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn cục bộ.
Thường thì, sau khi sinh, nếu trẻ bú mẹ ngay thì bầu vú căng đầy để tuyến vú liên tục mở ra, không gây tắc nghẽn. Nhưng nếu trẻ ngậm núm vú sai, bú chưa no hoặc vì lý do nào đó bé chưa bú hết thì rất dễ dẫn đến tình trạng này.
Ngoài ra, có một số mẹ do sữa quá đặc, lượng sữa tiết ra nhiều hơn so với nhu cầu của bé nên xuất hiện tình trạng ứ đọng sữa cũng gây nên tình trạng này.
Tắc tia sữa dẫn đến viêm vú
Khi ống dẫn sữa bị tắc sẽ xảy ra hiện tượng ứ đọng sữa. Tình trạng ứ đọng sữa quá nhiều gây ra phản ứng viêm tại chỗ không nhiễm trùng của mô vú kèm theo các dấu hiệu như vú to sưng tấy, đỏ và căng tức.
Trường hợp bị bội nhiễm, mô vú bị tắc sẽ xuất hiện phản ứng viêm vú sưng vú, nhiễm trùng hay dân gian gọi là “áp xe vú”. Các triệu chứng như viêm vú không nhiễm trùng nhưng nghiêm trọng hơn.
- Bầu ngực ngứa, đau rát.
- Bầu vú sưng tấy, hơi đỏ.
- Dùng tay ấn nhẹ vào bầu ngực, có cảm giác căng cứng và đau.
- Người mẹ bị sốt cao, ớn lạnh và mệt mỏi.
- Sữa không tiết ra, ít hoặc có lẫn mủ.
Tuy nhiên, rất khó để phân biệt đâu giữa viêm vú không nhiễm trùng và viêm vú nhiễm trùng. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Phương pháp chữa trị tắc tia sữa và viêm vú
Áp xe vú được chỉ định dùng kháng sinh, nghỉ ngơi và giảm đau, có thể cản trở việc cho con bú. Việc dùng kháng sinh cần đủ liều lượng và đủ thời gian, tránh tình trạng mẹ sợ con không bú được mà ngưng điều trị sẽ khiến tình trạng trở nên trần trọng hơn. Do đó, mẹ cần sớm chữa trị tắc tia sữa để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Khi mẹ bị tắc ống dẫn sữa phải thông tắc ngay:
- Phương pháp tự nhiên để thông tắc sữa là cho trẻ bú đều hai bên vú, bú đủ và bú hết sữa trong mỗi lần bú.
- Trước khi cho trẻ bú, mẹ nên xoa bóp bầu ngực theo chiều kim đồng hồ, nhất là những chỗ sờ thấy cục nổi lên do tắc sữa khiến tuyến vú bị sưng lên. Khi vú mềm thì cho trẻ bú. Trong lúc bé vừa ti và mẹ vừa massage thật đều và nhớ cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
- Trường hợp bé bú không hết sữa, mẹ nên dùng máy hút sữa để hút hết sữa thừa ra ngoài. Nếu bé chưa tự bú được thì mẹ có thể hút ra cho bé bú bình hoặc đút thìa.
- Mẹ bị tắc nhiều và thường xuyên có thể thông tắc bằng chiếu đèn hồng ngoại/siêu âm trị liệu/laser công nghệ sinh học tại các bệnh viện uy tín hoặc điều trị tại nhà bởi những kỹ thuật viên hoặc y tá thông tắc sữa.
- Siêu âm đa tần thông tắc sữa là công nghệ hiện đại mới giúp thông tia nhanh chóng và không đau.
Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa và áp xe vú
Để tránh bị tình trạng tắc sữa và áp xe vú, mẹ bỉm nên:
- Mẹ nên cho bé bú đều đặn, bú cả hai bên và bú hết sữa trong mỗi cữ. Cho trẻ bú ở nhiều tư thế khác nhau, giữa các lần bú mẹ phải ợ hơi rồi mới cho trẻ mới cho bú tiếp, đây là cách giúp trẻ bú nhiều và hiệu quả.
- Nếu trẻ bú không hết, mẹ hút hết sữa thừa sữa bằng dụng cụ hút sữa để bầu ngực được thông thoáng hơn. Giúp kích thích tuyến vú sản xuất sữa hiệu quả hơn.
- Đối với những mẹ có lượng sữa quá đặc và nhiều hoặc bé chưa biết bú (chưa bú mẹ), mẹ cũng nên vắt hết sữa sau mỗi 2 hoặc 3 giờ/lần.
- Xoa bóp ngực từ 10- 15 phút trước khi vắt sữa.
Điều trị bằng sóng siêu âm
Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!