Bệnh viêm gân xương bánh chè

Hôm nay Công Nghệ Y Khoa sẽ cũng bạn đi tìm hiểu Bệnh viêm gân xương bánh chè là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và sử dụng máy siêu âm trị liệu đối với bệnh này.

1. Bệnh viêm gân xương bánh chè là bệnh gì?

Bệnh viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm.

  • Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối. Nó có thể chuyển động lên và xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là giúp cho chân đi lại và đứng thẳng bằng cách làm giảm áp lực lên khớp xương đầu gối.
  • Xương bánh chè được liên kết với các xương và mô khác ở khớp gối bằng gân xương bánh chè. Gân xương bánh chè được tạo thành từ các sợi cơ bền và dai nên rất khỏe, có nhiệm vụ giúp duỗi thẳng cơ đùi và bắp chân khi đá bóng, đạp xe và nhảy lên.
  • Cần phân biệt Viêm gân xương bánh chè và Hội chứng đau khớp đầu gối vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau.
Cấu tạo đầu gối và gân bánh chè

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gân xương bánh chè ?

Viêm gân xương bánh chè là một dạng chấn thương phổ biến do tình trạng cử động một bộ phận cơ thể quá mức. Do phải chịu áp lực lặp đi lặp lại, gân sẽ xuất hiện những vết rách nhỏ. Ban đầu, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa những vết rách này. Nhưng khi vết rách tích tụ ngày càng nhiều, chúng sẽ gây viêm gân dẫn đến cảm giác đau và làm gân yếu đi.

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gân xương bánh chè:

  • Các hoạt động thể chất. Động tác chạy và nhảy thường gây ra viêm gân xương bánh chè. Đột ngột tăng tần suất và cường độ tập luyện thể thao cũng làm tăng áp lực lên các gân và có thể gây ra bệnh này. Đôi khi việc thay đổi giày chạy cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Căng các cơ ở chân. Căng cơ đùi trước (cơ tứ đầu đùi) và cơ đùi sau làm tăng áp lực lên gân xương bánh chè.
  • Sức cơ không cân bằng. Nếu một số cơ chân mạnh hơn những cơ khác, bên mạnh hơn sẽ kéo gân xương bánh chè nhiều hơn và gây ra viêm gân.
  • Một số bệnh lý mạn tính. Những bệnh ảnh hưởng lượng máu nuôi vùng gối có thể làm gân xương bánh chè yếu đi. Chẳng hạn như suy thận, các bệnh tự miễn như lupus hay viêm khớp dạng thấp và các bệnh chuyển hoá như đái tháo đường có thể gây ra viêm gân vùng gối.
Vị trí gân xương bánh chè

3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh viêm gân xương bánh chè:

Khi gặp phải tình trạng này thì người bệnh thường có những triệu chứng sau:

  • Xuất hiện tình trạng đau tăng dần và âm ĩ, đau mạnh giảm dần rồi lại tăng lên.
  • Cảm giác đau tăng lên mỗi khi vận động, leo cầu thang, ngồi xổm.
  • Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ phát triển trở thành mãn tính.
  • Nếu như bạn cảm thấy mình gặp phải một trong những dấu hiệu phía trên, thì lời khuyên tốt nhất đến cho bạn là nên đến các trung tâm sức khỏe để y bác sĩ kiểm tra và đưa ra liệu trình điều trị bệnh lý được hiệu quả nhất.

4. Phương pháp điều trị bệnh bệnh viêm gân xương bánh chè:

  • Các phương pháp điều trị đầu tiên là nghỉ ngơi, luyện tập làm khỏe cơ tứ đầu đùi và chườm đá (đặc biệt là sau khi tập thể dục từ 10-20 phút). Nếu có thể thì đổi qua các động tác thể dục nhịp điệu. Không gây va chạm như bơi lội hoặc máy tập thể dục hình elíp. Các bài tập kéo căng cơ hông, cơ gân kheo, cơ bắp chân và dải chậu chày cũng có thể giúp ích.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê toa như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm sưng và giảm đau. Các thuốc này có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và nên được dùng sau bữa ăn. Bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc vết loét chảy máu nên kiểm tra trước với bác sĩ. Trước khi dùng các thuốc này.
  • Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật.
  • Bệnh này thường có thể được kiểm soát bằng liệu pháp vật lý trị liệu để làm khỏe cơ bốn đầu và kéo căng cơ gân kheo và cơ bắp chân. Việc thay đổi giầy dép thích hợp cho việc phân bố trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp các triệu chứng đỡ hơn.
Điều trị bệnh viêm gân bánh chè bằng tập vật lý trị liệu

5. Dùng máy siêu âm trị liệu để điều trị:

Dành cho phòng khám, bệnh viện, các bác sĩ tập bệnh tại nhà, cá nhân tự điều trị.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được siêu âm trị liệu là gì:

  • Đầu tiên siêu âm trị liệu không thuộc loại sóng điện từ
  • Siêu âm trị liệu/ Siêu âm trong vật lý trị liệu (phonophoresis) là một phương pháp vật lý trị liệu bằng cách sử dụng sóng siêu âm giúp làm lành vết thương và dẫn truyền thuốc qua da. 
  • Sóng siêu âm được sử dụng trong vật lý trị liệu tần số từ 1 – 3 MHZ nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm.
  • Siêu âm cần thực hiện qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm (thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaseline…). Trong đó, gel được sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện siêu âm trị liệu. gười điều trị sẽ lót giữa da và đầu phát một lớp mỡ hoặc gel để siêu âm qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào cơ thể.

Siêu âm trị liệu sẽ có ba tác dụng chính:

Để tạo ra sóng siêu âm. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần lên tinh thể trong đầu phát sóng siêu âm . Dưới tác động của dòng điện xoay chiều, các tinh thể giãn nở tương ứng. Khi tinh thể nở to ra, nó sẽ ép các vật chất lại, khi co lại sẽ làm loãng vật chất. Sự thay đổi ấy hình thành nên sóng siêu âm.

a) Tác dụng cơ học 

Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”.
Tần số lớn 3MHz sẽ gây ra sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số nhỏ 1MHz. Sự thay đổi áp lực là nguyên nhân của:
– Thay đổi thể tích tế bào.
– Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hoá.
– Thay đổi tính thấm màng tế bào.
– Tăng chuyển hóa.
Ngoài ra sự giao động với tần số cao còn tạo nên tác dụng nhiệt ( còn tuỳ vào chế độ liên tục hay xung ) nhưng đây là hiệu ứng phụ không liên quan nhiều tới tác dụng điều trị. Khoảng cách tác dụng còn phụ thuộc vào tần số sử dụng:
+ Tần số 1 Mhz tác dụng trong khoảng từ 5-8 cm dùng cho vùng nhiều mô mềm, mô cơ như vùng lưng. vùng mông, vùng đùi…
+ Tần số 3 Mhz tác dụng trong khoảng từ 2-3 cm dùng cho vùng ít mô mềm như vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay, lồi cầu…

b) Tác dụng nhiệt:

Siêu âm trị liệu dùng điều trị tại các phòng khám

  • Nhiệt trong sóng siêu âm trị liệu làm tăng hoạt động của tế bào. Giúp giãn cơ, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn, tăng oxy, chất dinh dưỡng, tăng quá trình đào thải và thúc đẩy quá trình viêm sớm kết thúc. Đồng thời mang đến sự thư giãn cho người bệnh. Sử dụng siêu âm trị liệu trong thời gian dài, đúng cách (theo chỉ định của bác sĩ) có thể giải quyết được hoàn toàn các hiện tượng viêm.

c) Tác dụng sinh học: 

  • Giãn cơ do dao động của sóng siêu âm trị liệu tác dụng lên các thụ thể thần kinh và bóc tách các sợi cơ.
  • Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn do tăng tính thấm của mạch máu tổ chức và nhiệt độ
  • kích thích quá trình kích thích sinh học tái sinh tổ chức

Ngoài ra còn có:

  • Tạo nhiệt 
  • Phi nhiệt
  • Dẫn thuốc (siêu âm di): Có thể sử dụng chế độ tạo nhiệt hoặc phi nhiệt. Siêu âm di này sẽ tạo những vùng có phân tử theo chu kì dày đặc (compression) và thưa (Rarefaction) -> tạo ra những vi bong bóng (MIcroBubble), còn được gọi là sự tạo khoang (Cavitation), những vi bong bóng này có tác dụng làm phá vỡ các liên kết lipid nối 2 tế bào da “dãn”, từ đó sẽ làm cho chất thuốc dễ len lõi giữa các tế bào & thấm sâu (Cơ chế của siêu âm di).

Khi chọn máy siêu âm trị liệu chúng ta nên chú ý tới 2 cái đó là:

BNA (Beam Nonunifomity Ratio) & ERA (Effective Radiating Area).

  • BNA (Beam Nonunifomity Ratio): Nói một cách dễ hiểu thì BNA nó là tỉ lệ không đồng nhất của chùm tia siêu âm. Máy có BNA càng thấp thì chất lượng điều trị của máy càng cao. Người ta quy định BNA của một máy siêu âm trị liệu nên dưới 6:1.
  • ERA (Effective Radiating Area): Là diện tích của cái miếng siêu âm, diện tích càng lớn thì chất lượng điều trị càng tốt.

Thông số của siêu âm trị liệu: 

  • Tần số: + Nếu tổn thương nông thì dùng 3 Mhz
                 + Tổn thương sâu thì dùng 1 Mhz 
  • Duty cycle: + Nếu còn viêm cấp: chế độ phi nhiệt DC < 50% 
                       + Nếu viêm mạn hoặc cần nhiệt kéo giãn gân: Chế độ tạo nhiệt DC tiến gần đến 100% 
  • Thời gian: 8 – 10p 
  • Nếu siêu âm tạo nhiệt: 1 diện tích điều trị không quá 3 lần ERA. Không để tốc độ quá 4cm/giây, luôn hỏi cảm giác nóng rát của bệnh nhân 
  • Siêu âm dẫn thuốc ( siêu âm di ): tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng để chọn thông số. Càng ngày thì người ta càng có xu hướng sử dụng siêu âm di + NSAIDs ở giai đoạn sớm để giảm đau viêm khớp giai đoạn cấp. Đặc biệt cho những bệnh nhân bị chấn thương.

Dưới đây là một số các loại máy siêu âm trị liệu được bác sĩ và các phòng khám tin dùng:

Máy siêu âm đa tần BTL
Siêu âm trị liệu đa tần BTL
ROSCOE UP1
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP1
ROSCOE UP2
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP2
siêu âm kết hợp điện xung UT2
Siêu âm kết hợp điện xung UT2

 


  • 1 Số dòng Máy siêu âm hiện có:
1
3
2

 

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 090.282.3651
Website ?: congngheykhoa.com
Website ?: dieutrivatlytrilieu.com
Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt