Bệnh viêm gân cơ nhị đầu

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu Bệnh viêm gân cơ nhị đầu là gì, nguyên nhân, triệu chứng & biểu hiện, cách điều trị, sử dụng máy siêu âm trị liệu trong điều trị bệnh…

1. Bệnh viêm gân cơ nhị đầu là gì?

viêm gân cơ nhị đầu (Biceps Tendinitis) là tình trạng viêm ở đầu dài của gân cơ nhị đầu và là nguyên nhân phổ biến gây đau vai.

  • Gân của đầu dài của cơ nhị đầu đi qua một rãnh ở mặt trước của vai. Nếu gân chịu lực vượt quá giới hạn cho phép, có thể bị chấn thương dẫn đến viêm, làm giãn rộng gân. Vì nó ở trong một không gian nhỏ, sau đó nó có thể bị viêm thêm khi cọ xát vào các đường viền của rãnh hai mắt, khiến nó lớn hơn và viêm nhiều hơn tạo thành một vòng luẩn quẩn.
  • Gân của cơ nhị đầu (bao gồm cả đầu dài và đầu ngắn) rất dễ bị viêm. Đầu ngắn gân cơ nhị đầu bị viêm do sự cọ xát phần thấp nhất của gân cơ nhị đầu với cung cùng quạ. Sự khởi phát của viêm gân nhị đầu vai nói chung là cấp tính, xảy ra khi gặp các vi chấn thương hoặc sau trật khớp vai, chẳng hạn như cố gắng để khởi động một cái máy cắt cỏ, cố luyện tập giao bóng qua đầu trong môn quần vợt, hoặc thực hiện một cú phát bóng quá mạnh trong môn golf hay động tác tập tạ để cải thiên bắp tay trước…
viêm gân cơ nhị đầu
Cấu tạo Gân cơ nhị đầu cánh tay

2. Nguyên nhân bệnh viêm gân cơ nhị đầu

  • Nguyên nhân viêm gân nhị đầu vai là khi gân nhị đầu bị kích thích quá nhiều dẫn tới viêm đoạn đi trong rãnh nhị đầu gây tổn thương sụn viền và gân nhị đầu, tổn thương kéo dài có thể gây đứt gân
  • Cơ chế chấn thương thường gặp là khớp vai xoay trong khi khuỷu tay duỗi đột ngột, thường gặp trong động tác ném bóng, nâng vật mạnh (đẩy tạ) hoặc động tác phát bóng nhanh và mạnh trong tennis
  • Chấn thương có thể xảy ra ngay lập tức hoặc tăng dần do bị tác động lặp đi lặp lại

3. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm gân cơ nhị đầu 

Gân nhị đầu vai có vai trò liên kết xương đầu vai với gân xương cánh tay. Có tác dụng tạo liên kết, vận động khớp vai và toàn bộ cánh tay. Vì vậy khi gân nhị đầu vai bị tổn thương và bị viêm người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
  • Đau mặt trước vai và lan xuống cánh tay, khuỷu tay: cơn đau ban đầu xuất hiện ở mỏm vai trước, đau âm ỉ lâu ngày sau đó cơn đau tăng nặng và lan dần xuống vùng cánh tay, khuỷu tay khiến cho người bệnh cảm giác bị đau nhức khó chịu vô cùng.
  • Cơn đau tăng đột ngột, tăng bất ngờ khiến người bệnh không kịp xử lý, tần suất cơn đau cũng tăng hơn khiến cho người bệnh cảm giác tê mỏi vùng vai và cánh tay.
  • Đau tăng nặng khi vận động khớp vai: người bệnh do bị đau kéo dài, khi vận động khớp vai do gân nhị đầu vai đã bị tổn thương và gây viêm nên chức năng liên kết và vận động khớp vai và cánh tay bị hạn chế. Lúc này các hoạt động dù nhẹ như giơ tay, vung tay, hay nhấc tay lên cũng làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn vô cùng. Lúc này mọi hoạt động cử động khớp vai của người bệnh đều bị hạn chế.
  • Bệnh viêm gân cơ nhị đầu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu để lâu bệnh có thể bị biến chứng sang thể mạn tính, rất khó chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh có thể cả đời phải chung sống với bệnh tật và các cơn đau, thậm chí nguy hiểm hơn bệnh có thể dẫn đến liệt chi trên.
viêm gân cơ nhị đầu
Cơn đau kéo dài, gây khó chịu của bệnh viêm gân cơ nhị đầu

4. Cách điều trị hiệu quả cho bệnh viêm gân cơ nhị đầu

Nếu bạn muốn khỏi bệnh hoàn toàn thì việc điều trị cần đạt các mục tiêu sau:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm, nhức nhối, khó chịu
  • Giải phóng được sự chèn ép của dây thần kinh
  • Cấu trúc thần kinh, cơ xương khớp phục hồi sức mạnh và sự dẻo dai
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào.
  • Sử dụng máy siêu âm trị liệu để tập vật lý trị liệu

Và với bệnh lý này việc dùng thuốc hay tiêm không phải là phương án chính xác do nguy cơ tái phát rất cao, chỉ đơn thuần giảm triệu chứng chứ không phục hồi được.

viêm gân cơ nhị đầu

5. Điều trị vật lý trị liệu bằng phương pháp dùng máy siêu âm trị liệu

Dành cho phòng khám, bệnh viện, các bác sĩ tập bệnh tại nhà, cá nhân tự điều trị.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được siêu âm trị liệu là gì:

  • Đầu tiên siêu âm trị liệu không thuộc loại sóng điện từ
  • Siêu âm trị liệu/ Siêu âm trong vật lý trị liệu (phonophoresis) là một phương pháp vật lý trị liệu bằng cách sử dụng sóng siêu âm giúp làm lành vết thương và dẫn truyền thuốc qua da. 
  • Sóng siêu âm được sử dụng trong vật lý trị liệu tần số từ 1 – 3 MHZ nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm.
  • Siêu âm cần thực hiện qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm (thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaseline…). Trong đó, gel được sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện siêu âm trị liệu. gười điều trị sẽ lót giữa da và đầu phát một lớp mỡ hoặc gel để siêu âm qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào cơ thể.

Siêu âm trị liệu sẽ có ba tác dụng chính:

Để tạo ra sóng siêu âm. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần lên tinh thể trong đầu phát sóng siêu âm . Dưới tác động của dòng điện xoay chiều, các tinh thể giãn nở tương ứng. Khi tinh thể nở to ra, nó sẽ ép các vật chất lại, khi co lại sẽ làm loãng vật chất. Sự thay đổi ấy hình thành nên sóng siêu âm.

a) Tác dụng cơ học 

Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”.
Tần số lớn 3MHz sẽ gây ra sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số nhỏ 1MHz. Sự thay đổi áp lực là nguyên nhân của:
– Thay đổi thể tích tế bào.
– Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hoá.
– Thay đổi tính thấm màng tế bào.
– Tăng chuyển hóa.
Ngoài ra sự giao động với tần số cao còn tạo nên tác dụng nhiệt ( còn tuỳ vào chế độ liên tục hay xung ) nhưng đây là hiệu ứng phụ không liên quan nhiều tới tác dụng điều trị. Khoảng cách tác dụng còn phụ thuộc vào tần số sử dụng:
+ Tần số 1 Mhz tác dụng trong khoảng từ 5-8 cm dùng cho vùng nhiều mô mềm, mô cơ như vùng lưng. vùng mông, vùng đùi…
+ Tần số 3 Mhz tác dụng trong khoảng từ 2-3 cm dùng cho vùng ít mô mềm như vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay, lồi cầu…

b) Tác dụng nhiệt:

Siêu âm trị liệu dùng điều trị tại các phòng khám

  • Nhiệt trong sóng siêu âm trị liệu làm tăng hoạt động của tế bào. Giúp giãn cơ, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn, tăng oxy, chất dinh dưỡng, tăng quá trình đào thải và thúc đẩy quá trình viêm sớm kết thúc. Đồng thời mang đến sự thư giãn cho người bệnh. Sử dụng siêu âm trị liệu trong thời gian dài, đúng cách (theo chỉ định của bác sĩ) có thể giải quyết được hoàn toàn các hiện tượng viêm.

c) Tác dụng sinh học: 

  • Giãn cơ do dao động của sóng siêu âm trị liệu tác dụng lên các thụ thể thần kinh và bóc tách các sợi cơ.
  • Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn do tăng tính thấm của mạch máu tổ chức và nhiệt độ
  • kích thích quá trình kích thích sinh học tái sinh tổ chức

Ngoài ra còn có:

  • Tạo nhiệt 
  • Phi nhiệt
  • Dẫn thuốc (siêu âm di): Có thể sử dụng chế độ tạo nhiệt hoặc phi nhiệt. Siêu âm di này sẽ tạo những vùng có phân tử theo chu kì dày đặc (compression) và thưa (Rarefaction) -> tạo ra những vi bong bóng (MIcroBubble), còn được gọi là sự tạo khoang (Cavitation), những vi bong bóng này có tác dụng làm phá vỡ các liên kết lipid nối 2 tế bào da “dãn”, từ đó sẽ làm cho chất thuốc dễ len lõi giữa các tế bào & thấm sâu (Cơ chế của siêu âm di).

Khi chọn máy siêu âm trị liệu chúng ta nên chú ý tới 2 cái đó là:

BNA (Beam Nonunifomity Ratio) & ERA (Effective Radiating Area).

  • BNA (Beam Nonunifomity Ratio): Nói một cách dễ hiểu thì BNA nó là tỉ lệ không đồng nhất của chùm tia siêu âm. Máy có BNA càng thấp thì chất lượng điều trị của máy càng cao. Người ta quy định BNA của một máy siêu âm trị liệu nên dưới 6:1.
  • ERA (Effective Radiating Area): Là diện tích của cái miếng siêu âm, diện tích càng lớn thì chất lượng điều trị càng tốt.

Thông số của siêu âm trị liệu: 

  • Tần số: + Nếu tổn thương nông thì dùng 3 Mhz
                 + Tổn thương sâu thì dùng 1 Mhz 
  • Duty cycle: + Nếu còn viêm cấp: chế độ phi nhiệt DC < 50% 
                       + Nếu viêm mạn hoặc cần nhiệt kéo giãn gân: Chế độ tạo nhiệt DC tiến gần đến 100% 
  • Thời gian: 8 – 10p 
  • Nếu siêu âm tạo nhiệt: 1 diện tích điều trị không quá 3 lần ERA. Không để tốc độ quá 4cm/giây, luôn hỏi cảm giác nóng rát của bệnh nhân 
  • Siêu âm dẫn thuốc ( siêu âm di ): tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng để chọn thông số. Càng ngày thì người ta càng có xu hướng sử dụng siêu âm di + NSAIDs ở giai đoạn sớm để giảm đau viêm khớp giai đoạn cấp. Đặc biệt cho những bệnh nhân bị chấn thương.

Dưới đây là một số các loại máy siêu âm trị liệu được bác sĩ và các phòng khám tin dùng:

  • Máy siêu âm trị liệu đa tần BTL 
Máy siêu âm đa tần BTL
Siêu âm trị liệu đa tần BTL
viêm gân cơ nhị đầu
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP1
viêm gân cơ nhị đầu
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP2
siêu âm kết hợp điện xung UT2
Siêu âm kết hợp điện xung UT2

 


  • 1 Số dòng Máy siêu âm hiện có:

1
3
2

 

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 090.282.3651
Website ?: congngheykhoa.com
Website ?: dieutrivatlytrilieu.com
Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt