Bệnh đau đầu và cách điều trị bệnh hiệu quả

Có lẽ trong mỗi chúng ta ở đây ai cũng đã từng bị đau đầu một vài lần thậm chí là nhiều hơn, vậy sẽ ra sao nếu đau đầu không chỉ là một triệu chứng thoáng qua mà trở thành một căn bệnh nguy hiểm để lại nhiều tiềm ẩn và rủi ro cao. Cùng Công Nghệ Y Khoa tìm hiểu ngay nhé…

1. Bệnh Đau đầu là gì ?

Đau đầu là triệu chứng thứ phát, đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra, nó xảy ra theo cơ chế kích thích (cơ học, hóa học,…) các cấu trúc cảm giác trong hoặc ngoài sọ.

Đau đầu là một triệu chứng có tỷ lệ mắc rất cao trong các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng. Ở các nước Châu Âu, Mỹ, đau đầu là một trong những nguyên nhân mà thầy thuốc hay gặp nhất.

Nhận diện triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine điển hình | Medlatec
Đau đầu gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe tâm sinh lý

Các cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng sọ mặt:

  • Da, tổ chức dưới da, cơ, các động mạch ngoài sọ và màng xương sọ.
  • Các cấu trúc nhạy cảm đau của tai, mắt, khoang mũi và các xoang.
  • Các xoang tĩnh mạch nội sọ, đặc biệt là các cấu trúc xung quanh xoang.
  • Phần màng cứng nền não và các động mạch.
  • Động mạch màng não giữa, động mạch thái dương nông.
  • Các dây thần kinh V, VII, IX, X; 3 rễ thần kinh cổ đầu tiên (Cl, C2, C3).

 

2. Nguyên nhân gây đau đầu

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát. 

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu nguyên phát: chiếm 90% nguyên nhân gây đau. Đau đầu nguyên phát không do nguyên nhân thực thể, không do tổn thương cấu trúc não bộ. Nhóm đau đầu nguyên phát bao gồm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là:

  • Đau nửa đầu Migraine
  • Đau do căng cơ
  • Đau từng cụm
  • Các loại đau đầu nguyên phát khác như: đau khi gắng sức, khi ngủ, đau nửa đầu liên tục…

Hoạt động hóa học trong não, các dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh hộp sọ hoặc các cơ ở vùng đầu cổ có thể đóng vai trò trong chứng đau đầu nguyên phát.

Một số cơn đau nguyên phát có thể được kích hoạt bởi các yếu tố lối sống, bao gồm:

  • Uống nhiều rượu, bia, đồ uống chứa caffein
  • Có sự thay đổi trong việc ăn uống, ngủ nghỉ
  • Có chuyện đau buồn, lo lắng
  • Căng thẳng liên quan đến gia đình và bạn bè, công việc hoặc trường học.
  • Đứng, ngồi sai tư thế ảnh hưởng lên mắt, cổ hoặc lưng
  • Ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc thời tiết thay đổi.

Tình trạng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng đau nửa đầu đều có các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh. Khi cả cha và mẹ đều có tiền sử mắc chứng đau nửa đầu, thì 70% khả năng con của họ cũng sẽ mắc chứng bệnh này.

Đau Đầu Do Đâu và Triệu Chứng
Các vị trí đau đầu thường gặp

Đau đầu thứ phát

Đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý cụ thể gây ra, bao gồm:

  • Đau do bệnh thần kinh như chấn thương sọ não, u não, bệnh màng não – mạch máu não, hội chứng tăng áp lực nội sọ…
  • Đau do bệnh toàn thân: say nóng, say nắng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính, nhiễm độc…
  • Đau do bệnh nội khoa: bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, thiếu máu…
  • Đau do các bệnh chuyên khoa khác: Bệnh về mắt, tai mũi họng, cơ xương khớp, nha khoa…

 

3. Triệu chứng của bệnh đau đầu

Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng là gì ?

  • Thường đau khởi phát từ gáy, vùng trên cổ, đau thắt hoặc tức, cảm giác như đầu bị quấn băng chặt, nhất là vùng chân mày hai bên mắt. Cường độ đau thường nhẹ (không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động), và đau thường có ở cả hai bên đầu.
  • Là những cơn đau đầu kinh niên tái đi tái lại, đau dữ dội, có tính chất đập theo nhịp mạch (mạch máu) xuất hiện thành từng cơn, chỉở một bên thái dương (cũng có khi đau ở vùng trán, quanh mắt, vùng gáy), nhưng trong cơn đau có những lúc đau xuất hiện cả hai bên đầu (khoảng 1/3 thời gian đau).
  • Một cơn đau điển hình kéo dài khoảng 4 giờ đến 3 ngày. Bên nào đau, điều đó không cố định, có khi bên phải, cũng có khi bên trái (đối với những chứng đau đầu mà chỉ ở một bên thì phải coi chừng do một bệnh lí nào đó gây ra, có thể nguy hiểm đến tính mạng ví dụ như có khối u trong não).

                                                         Các chứng đau đầu thường gặp

Các chứng đau đầu thường gặp

  • Cơn đau nửa đầu thuần túy thường tăng lên theo các vận động hàng ngày của bệnh nhân, như khi leo cầu thang. Ðau thường kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, da tím, tay chân lạnh, sợ ánh sáng, sợ âm thanh. Vì thế, nếu một bệnh nhân đang trong cơn đau nửa đầu nên cho nằm trong phòng tối và yên lặng.
  •  Thường gặp là chói mắt, hoa mắt, đom đóm mắt, có những khoảng đen che mắt (được gọi là điểm mù). Một số bệnh nhân lớn tuổi có thể không đau đầu mà chỉ có những triệu chứng như trên.
  • Một triệu chứng khác ít gặp hơn là cảm giác kiến bò ở tay, cánh tay, hay ở quanh miệng, quanh mũi cùng bên với bên đau (dị cảm). Ngoài ra có thể bị ù tai, hoa mắt, rối loạn vị giác và khứu giác. Chứng đau nửa đầu này có thể gây ra những biến chứng về thần kinh, gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan tùy theo đau đầu này do vùng nào trong não gây ra.

Triệu chứng của đau đầu từng lúc (đau đầu histamine, đau đầu Horton) như thế nào ?

  • Ðau đầu từng đợt là loại đau đầu kéo dài mỗi đợt chừng vài tuần đến vài tháng, giữa mỗi đợt là khoảng thời gian trống, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, kéo dài cũng khoảng vài tháng.
  • Trong mỗi đợt đau như vậy, cơn đau điển hình thường xảy ra một đến hai lần mỗi ngày, hoặc có thể hơn. Mỗi cơn kéo dài chừng 30 phút đến khoảng 90 phút. Cơn đau có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, và thường làm bệnh nhân thức giấc khi đang ngủ say vào nửa đêm.
  • Ðau rất dữ dội, ở một bên quanh hố mắt hay thái dương. Một số bệnh nhân mô tả cơn đau giống như bị một vật nhọn và nóng đâm vào mắt. Mũi và mắt bên đau có thể sưng đỏ, xung huyết, chảy nước. Khác với chứng đau nửa đầu, chứng đau này làm bệnh nhân rất khó chịu, bứt rứt, tối không ngủ được…

4. Điều trị đau đầu đúng cách để phục hồi sức khỏe

  • Để điều trị đau đầu hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải điều trị vào bệnh căn. Nghĩa là cần tìm ra đúng nguyên nhân gây đau đầu, tiếp đó loại bỏ nguyên nhân đó thì mới dứt điểm được tình trạng đau đầu. Ngoài ra, có thể điều trị kết hợp thêm bằng các loại thuốc phù hợp để giảm triệu chứng bệnh.

Chữa bệnh đau đầu bằng thuốc Tây

  • Đa số các cơn đau đầu thông thường không cần sử dụng thuốc mà có thể tự hết. Hoặc cơn đau đầu dữ dội thoáng qua có thể được kiểm soát ngay lập tức bằng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol.

Tuy nhiên với các trường hợp đau đầu nghiêm trọng và kéo dài bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc chống phù não
  • Thuốc đặc trị Migraine: Đặc sử dụng với các trường hợp bệnh lý đau đầu vận mạch.
  • Thuốc dự phòng trầm cảm giúp giảm căng thẳng.
  • Thuốc trấn tĩnh: Được sử dụng trong những trường hợp đau đầu dai dẳng do yếu tố tâm lý.
  • Thuốc giảm đau: Giúp ngắt cơn đau đầu nhanh chóng như: panadol, Acetaminophen, Aspirin, Fenoprofen…

Lưu ý: Các loại thuốc Tây đa số đề giúp giảm tức thời cơn đau đầu. Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau để chống lại cơn đau đầu dễ gây phụ thuộc thuốc và ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh. Vì vậy, đau đầu uống thuốc gì cần được bác sĩ tư vấn.

Thuốc Tây có thể chấm dứt nhanh chứng đau đầu
Thuốc Tây có thể chấm dứt nhanh chứng đau đầu

Trị chứng bệnh đau đầu bằng Đông y

  • Theo Đông y, bệnh đau đầu được xếp vào chứng “đầu thống” mà căn nguyên được chia thành hai nhóm là ngoại cảm và nội thương. Đầu thống do ngoại cảm là chứng đau đầu do ngoại tà như phong tà, thấp, nhiệt, hàn tác động vào đầu khiến kinh mạch tắc nghẽn gây ra đau nhức.
  • Đầu thống do nội thương là tình trạng khí huyết đình trệ, khí hư, huyết ứ khiến kinh mạch không thông, khí uất hóa hỏa, tình chí bất hòa gây nên.
  • Nhìn chung căn nguyên gây đau đầu dù là ngoại cảm hay nội thương đều là do mạch lạc không điều hòa, khí huyết ứ trệ mà nên. Biện chứng luận trị Y học cổ truyền đi sâu vào điều hòa khí huyết, dưỡng tâm, an thần, hoạt huyết, thông mạch để giải quyết tận gốc tình trạng đau nhức đầu và phòng ngừa tái phát.
Đông y giải quyết chứng đầu thống tận gốc
Đông y giải quyết chứng đầu thống tận gốc

Một số bài thuốc Đông y trị đau đầu như:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Thiên ma 9g, Sơn chi 9g, Câu đằng 12g, Ngưu tất 12g, Hoàng cầm 9g, Phục thần 9g, Đỗ trọng 9g, Tang ký sinh 9g, Ích mẫu 9g.
  • Cách dùng: Sắc mỗi ngày một thang chia uống 2 lần mỗi ngày. Ít nhất phải uống liên tục 7 thang mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Quyết minh tử 16g, Câu đằng 12g, Hạ khô thảo 16g, Hương phụ 12g, Mạn kinh tử 12g, Cam thảo 6g, Chi tử 8g
  • Cách dùng: Cần sắc uống mỗi ngày một thang chia 2 – 3 lần, liên tục trong 7 ngày.

Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *